Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

 Lợi ích của ISO 22000?


ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000 và HACCP là gì? Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).
Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Đến đây bạn đã nắm được ISO 22000 là gì rồi phải không?
Lợi ích của ISO 22000?
10 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm là gì?
1.     Tuân thủ yêu cầu pháp luật
2.     An toàn thực phẩm khi sử dụng
3.     Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
4.     Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
5.     Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
6.     Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
7.     Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
8.     Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
9.     Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
10.   Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Trên đây là 10 lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905539099- Ms Vân
CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM
Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em là việc làm mang tính chất bắt buộc nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ em theo quy định
                                    Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em:
Theo Quy định công bố hợp quy thì Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ
Đồ chơi trẻ em cần được đảm bảo phù hợp các Yêu cầu về an toàn đã được quy định rõ trong QCVN 3 : 2009/BKHCN
Phương thức đánh giá hợp quy có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Sau đó đồ chơi trẻ em cần được tiến hành chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định theo Thông tư số 09/2009/TTBKHCN. Nhà sản xuất hay nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ để tiến hành chứng nhận và công bố
Đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, dấu hợp quy đồ chơi trẻ em sẽ được cấp theo mẫu sau khi đơn vị đã hoàn thành thủ tục hợp quy theo quy định.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905539099- Ms Vân

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỦY SẢN MỚI
Điều kiện và nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo NĐ 39/2017/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/2017
1. Nội dung khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
a) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải khảo nghiệm là các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
b) Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới không phải khảo nghiệm nếu là kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật hoặc đã được khảo nghiệm và được lưu hành ở các nước đã thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới.
c) Giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn quy trình khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới và thực hiện việc thừa nhận lẫn nhau về quy trình khảo nghiệm công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản với các nước có hoạt động trao đi thương mại thức ăn chăn nuôi, thủy sản với Việt Nam.
2. Điều kiện cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng đủ điều kiện sau:
a) Có hoặc thuê địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị chuyên ngành đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm từng loại thức ăn trên từng đối tượng vật nuôi: chuồng trại, ao, lồng, bè, bể phù hợp với việc bố trí khảo nghiệm.
Đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản phải có đủ nguồn nước đạt yêu cầu chất lượng; có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, có ao chứa nước thải đảm bảo việc kiểm tra chỉ tiêu môi trường và các chỉ tiêu về bệnh thủy sản.
b) Người phụ trách kỹ thuật phải có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi - thú y, công nghệ sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học (đối với cơ sở khảo nghiệm thức ăn thủy sản).
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905539099- Ms Vân
Email:  vietcert.99@gmail.comvietcert

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là việc đánh giá sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu hay sản xuất phù hợp các chỉ tiêu theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, việc chứng nhận hợp quy (kiểm tra chất lượng) sẽ được thực hiện bởi đơn vị được chỉ định của Bộ Xây Dựng.
Trong quy chuẩn có nêu rõ Chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát là bắt buộc đối với:
– Các tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát (gạch gốm ốp lát ép bán khô, gạch gốm ốp lát đùn dẻo, đá ốp lát tự nhiên)
– Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa nhóm gạch, đá ốp lát
2. Phương thức chứng nhận?
– Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
– Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm mẫu đại diện của lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy gạch, đá ốp lát?
– Đơn vị liên hệ trực tiếp để được hướng dẫn đăng ký
– Sau khi đăng ký Vietcert hướng dẫn thực hiện chi tiết:
+ Đối với đơn vị sản xuất trong nước: Vietcert báo phí và hướng dẫn các bước thực hiện
+ Đối với đơn vị nhập khẩu: Vietcert báo phí và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đăng ký chứng nhận cho lô đơn vị nhập khẩu, sau khi đăng ký → lấy mẫu thử nghiệm → Có kết quả thử nghiệm → Vietcert tiến hành đánh giá ra kết quả kiểm tra.
– Công bố hợp quy: Vietcert hướng dẫn đơn vị làm hồ sơ Công bố hợp quy lên Sở Xây Dựng.
Công bố hợp quy là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn (Điều 2 khoảng 3 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
4. Tại sao nên được chứng nhận bởi Vietcert
–  Là trong ít đơn vị được Bộ xây dựng chỉ định chứng nhận cho 6 nhóm sản phẩm trong quy chuẩn QCVN 16:2017/BXD.
– Là tổ chức có văn phòng chi nhánh và đại diện khắp trên Việt Nam, giúp doanh nghiệp thực hiện nhanh chóng thủ tục, tiết kiệm chi phí và thời gian
– Kết quả mang tính khách quan – chính xác
– Là đơn vị đa ngành với nhiều năm kinh nghiệm.
Để được tư vấn, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục liên quan tới: Chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng; Chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát; chứng nhận ISO 9001 trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, đá ốp lát và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
Hotline: 09035270909 Ms Chiếnvietcert

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

Lợi ích khi chứng nhận hợp quy VLXD


Như chúng ta biết, chất lượng sản phẩm, hàng hóa nói chung và sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nói riêng luôn là vấn đề quan tâm không chỉ của nhà sản xuất, người tiêu dùng, của các cơ quan quản lý mà cả toàn xã hội

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, thông thường nhà sản xuất cần phải đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm của mình. Theo quy định của Việt Nam và thông lệ quốc tế, sản phẩm hàng hóa có thể áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) hay các tiêu chuẩn nước ngoài, hoặc tiêu chuẩn quốc tế. Việc lựa chọn tiêu chuẩn nào để áp dụng là hoàn toàn tự nguyện của nhà sản xuất. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, để sản phẩm hàng hóa được tự do lưu thông, mua bán, trao đổi thì chúng cần được nhà sản xuất, nhà nhập khẩu công bố chất lượng hàng hóa (công bố tiêu chuẩn áp dụng).
Đối với các sản phẩm hàng hóa có nguy cơ gây mất an toàn trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, sử dụng có tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho con người, cho công trình và cho môi trường xung quanh (sản phẩm thuộc nhóm 2) thì các Bộ quản lý chuyên ngành hay các địa phương trực thuộc trung ương sẽ quy định cụ thể các tiêu chuẩn kỹ thuật và ban hành dưới dạng Quy Chuẩn Quốc Gia (QCVN) hay Quy chuẩn Địa phương (QCĐP) và yêu cầu bắt buộc áp dụng.
Như vậy, những hoạt động quan trọng nhất để đảm bảo chất lượng, an toàn của sản phẩm hàng hóa là: 
·        Tự nguyện: chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn – Chứng nhận hợp chuẩn (CNHC) và/ hoặc công bố hợp chuẩn.
·        Bắt buộc: chứng nhận sản phẩm hàng hóa phù hợp quy chuẩn – Chứng nhận hợp quy (CNHQ) và công bố hợp quy.
Cả hai hoạt động trên có quan hệ mật thiết và hầu như­ dựa trên các quy trình, phương thức chứng nhận t­ương tự nhau. Tuy nhiên, xét về quá trình, những  hoạt động này đ­ược thiết lập theo những nguyên tắc, cơ sở và các hoạt động riêng biệt. CNHQ và công bố hợp quy đã trở thành một phần chính yếu của hệ thống hàng rào kỹ thuật, đảm bảo an toàn khi sử dụng sản phẩm của từng quốc gia còn CNHC được sử dụng rộng rãi trong việc bảo đảm chất lượng và lưu thông sản phẩm hàng hóa. Các cơ quan sử dụng sản phẩm hàng hóa xem việc CNHC và/ hoặc công bố hợp chuẩn như­ là hoạt động cơ bản để cung cấp bằng chứng về chất lượng của sản phẩm hàng hóa còn CNHQ và công bố hợp quy cung cấp bằng chứng về độ an toàn, đáp ứng yêu cầu pháp lý của sản phẩm
Hoạt động CNHQ sản phẩm hàng hóa VLXD và công bố hợp quy là một hoạt động theo quy định của pháp luật, hướng tới mục tiêu chung là quản lý chất lượng vật liệu xây dựng, một phần không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Hoạt động này cũng là một trong những biện pháp vừa tăng cường sự vai trò quản lý của nhà nước vừa nâng cao nhận thức của tất cả các doanh nghiệp, đơn vị cá nhân có sản xuất kinh doanh nhập khẩu và lưu thông mặt hàng vật liệu xây dựng trong nước Việt Nam, tiến tới hòa nhập với quốc tế về mặt bằng chất lượng chung.
Tuy nhiên, việc nhận ra sự cần thiết và quan trọng của CNHQ và công bố hợp quy vẫn chưa được đánh giá đúng nên việc áp dụng chưa thực sự sâu rộng. Do vậy, cần tổ chức rất nhiều hoạt động để giới thiệu nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rộng rãi hơn về các quy định liên quan đến hợp chuẩn, hợp quy để nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc quản lý chất lượng vật liệu xây dựng cũng như ảnh hưởng của công tác này đến định hướng phát triển chung của ngành vật liệu xây dựng nước ta.

Lợi ích khi chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn/ hợp quy
·        Các lợi ích của nhà sản xuất
·        Có cơ sở để đánh giá chính xác chất lượng sản phẩm. Cung cấp thông tin, dữ liệu tin cậy để cải tiến chất lượng, tăng năng suất để nâng cao khả năng cạnh tranh.
·        Nhà sản xuất/doanh nghiệp được sử dụng dấu chất lượng (do tổ chức chứng nhận cấp) trực tiếp trên sản phẩm hay bao bì của sản phẩm, trên các tài liệu kỹ thuật hay các tài liệu có liên quan của sản phẩm nhằm mục đích quảng bá cho sản phẩm.
·        Được sử dụng giấy chứng nhận (do tổ chức chứng nhận cấp) khi tham gia thầu/đấu thầu hay khi cung cấp sản phẩm vào các dự án, công trình, hệ thống của các lĩnh vực/ngành có liên quan.
·        Dấu chất lượng trên sản phẩm tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm đã được đánh giá/xác nhận bởi tổ chức chứng nhận bên thứ ba (ví dụ QUATEST 3), giúp sản phẩm dễ dàng đượcngười tiêu dùng chọn lựa và tín nhiệm.
·        Giúp nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần của sản phẩm trên thị trường.
·        Giúp nâng cao uy tín cho thương hiệu của doanh nghiệp và sản phẩm.
·        Giúp giảm chi phí kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm nhiều lần
·        Giúp sản phẩm đáp ứng yêu cầu pháp lý và có thuận lợi khi vào thị trường các nước thông qua các thỏa thuận song phương, đa phương với các nước mà Việt Nam tham gia.
·        Các lợi ích của cơ quan quản lý
·        Quản lý được chất lượng, tính năng an toàn để từng bước nâng cao chất lượng của sản phẩm hàng hóa.
·        Có nền tảng và thông tin để xây dựng cơ chế và chính sách điều tiết thị trường phù hợp.
·        Không mất thời gian và chi phí đánh giá năng lực các nhà sản xuất, nhà cung cấp
·        Các lợi ích của người tiêu dùng và cộng đồng
·        Dễ nhận biết để sử dụng sản phẩm có chất lượng và an toàn.
·        Có cơ hội so sánh, lựa chọn nhà sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu có uy tín qua việc tiếp cận dễ dàng, nhanh chóng với các thông tin công khai minh bạch về sản phẩm.
·        Giảm thiểu nguy cơ sử dụng sản phẩm ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản; đến cộng đồng hiện tại và tương lai.
            QCVN 16:2014/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014 và thay thế QCVN 16:2011/BXD ban hành theo Thông tư số 11/2011/TT-BXD ngày 30/8/2011 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014/BXD, bao gồm 10 nhóm sản phẩm sau:
·        Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng.
·        Nhóm sản phẩm kính xây dựng.
·        Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa.
·        Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ.
·        Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe.
·        Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát.
·        Nhóm sản phẩm sứ vệ sinh.
·        Nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa.
·        Nhóm sản phẩm cửa sổ, cửa đi.
·        Nhóm sản phẩm vật liệu xây.
So với QCVN 16:2011/BXD thì QCVN 16:2014/BXD có thay đổi/bổ sung một số nội dung chủ yếu sau:
·        Phương thức chứng nhận: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hoá vật liệu xây dựng được lựa chọn Phương thức đánh giá 5 hoặc Phương thức đánh giá 7 theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
·        Mở rộng thêm 4 nhóm sản phẩm mới bao gồm nhóm sản phẩm sứ vệ sinh, nhóm sản phẩm cốt liệu cho bê tông và vữa, nhóm cửa sổ, cửa đi, nhóm sản phẩm vật liệu xây.
·        Các nhóm sản phẩm đã quy định trong QCVN 16:2011/BXD cũng được bổ sung thêm sản phẩm mới, điều chỉnh chỉ tiêu chất lượng, cập nhật yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn mới, quy định về số lượng mẫu hoặc loại bỏ bớt sản phẩm bắt buộc chứng nhận hợp quy, cụ thể như sau:
·        Nhóm sản phẩm clanhke xi măng và xi măng: loại bỏ nhóm xi măng nở và xi măng đóng rắn nhanh, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm các sản phẩm xi măng còn lại.
·        Nhóm sản phẩm kính xây dựng: loại bỏ kính gương và bổ sung kính phủ bức xạ thấp; quy định quy cách mẫu cần phải nhập khẩu kèm theo lô hàng được chứng nhận hợp quy; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với kính màu hấp thụ nhiệt, kính phủ phản quang, kính lưới cốt thép.
·        Nhóm sản phẩm phụ gia cho xi măng, bê tông và vữa: nhóm phụ gia hoạt tính (tự nhiên và nhân tạo) và phụ gia đầy cho bê tông được thể hiện chung trong phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn – TCVN 8825:2011, bổ sung phụ gia tro bay hoạt tính cho bê tông, vữa xây và xi măng.
·        Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ: loại bỏ sản phẩm Amiăng crizôtin dùng cho sản xuất tấm sóng amiăng xi măng, Tấm lợp trên cơ sở chất kết dính polymer gia cường sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp, ván gỗ dán và gỗ tự nhiên đã qua xử lý; bổ sung thêm sản phẩm ván sàn gỗ nhân tạo.
·        Nhóm sản phẩm sơn, vật liệu chống thấm và vật liệu xảm khe: loại bỏ sản phẩm sơn nhũ tương bitum polymer, sơn bitum cao su; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm tấm trải chống thấm trên cơ sở bitum biến tính (bỏ chỉ tiêu độ bền kéo đứt và độ thấm nước thay bằng chỉ tiêu độ bền chọc thủng động), sản phẩm băng chặn nước gốc PVC (thay đổi chỉ tiêu độ bền hóa chất); bổ sung sản phẩm bột bả tường gốc ximăng poóc lăng, sơn epoxy, vật liệu chống thấm gốc xi măng – polymer.
·        Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát: quy định chi tiết hơn về số lượng mẫu lấy cho từng nhóm kích thước và chủng loại gạch ốp lát; điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm cụ thể hơn cho từng chủng loại gạch ốp lát, điều chỉnh chỉ tiêu thử nghiệm cho sản phẩm gạch terrazzo, đá ốp lát tự nhiên; bổ sung sản phẩm Gạch gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic.
Ngoài ra, lưu ý nhóm Thép làm cốt bê tông thuộc QCVN 07:2011/BKHCN và các loại thép dùng trong xây dựng, công nghiệp còn lại cần đáp ứng yêu cầu của Thông tư 44/2013/TT-BCT-BKHCN.